Ăn uống và sức khỏe

THUỐC CƯƠNG DƯƠNG TỪ CHÚ CẦY !?!

1/10/2019 10:41:00 SA

Y học cổ truyền cho biết thịt cầy vị mặn, chua, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ trung ích khí (bồi bổ hệ tiêu hóa), ôn thận tráng dương (ấm thận cường dương), cố tinh chỉ di (củng cố và chống di tinh)... Ngoài ra Đông y còn cho rằng thịt cầy có tác dụng làm thuốc cường dương, có vị ấm thận, tráng dương, chống di tinh, cũng  hỗ trợ điều trị các chứng do thận dương bất túc như liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh…Do đó rất nhiều bài thuốc cường dương được làm từ chú cầy
Thịt cầy - Thuốc cường dương tốt cho Nam giớiThuốc cường dương từ chú cầy
 Thịt cầy có chứa nhiều Protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương cầy có canxi dạng phosphate, carbonat. Thịt cầy vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.                    
Do đó thịt cầy từ ngày xưa đã được các ông cha ta đúc kết chế biến cùng các phụ gia để tạo nên món ăn vừa ngon, vừa bổ thận tráng dương, chống đau lưng mỏi gối, di tinh, mộng tinh…chon nam giới. Được mọi người yêu thích.
                                                            Thịt cầy và các món ăn ngon từ thịt cầy 
 Sau đây http://thuocbothan24h.com xin được chia sẽ một số món ăn ngon từ thịt cầy, kết hợp với các phụ gia vị khác để tạo nên món ăn ngon cho người Việt.
- Phụ tử - Gừng lùi tiềm (tần) thịt cầy :

Gừng tươi 150 g lùi chín, thịt cầy 1 kg xắt nhuyễn. Trước tiên, đổ dầu lạc vừa đủ vào nồi, cho tỏi vào xào sơ, thêm nước vừa đủ, cho thịt cầy vào. Phụ tử chế 15 g, gừng lùi cắt lát, nấu chung trong 2 giờ, chia đều ăn nóng cho mỗi bữa ăn. Chủ trị liệt dương không cương, tinh loãng, lạnh, trong (không ấm, trong hơn), lưng gối ê mỏi, tay chân không ấm.

Trong bài, phụ tử chế giúp ấm thận cường dương, trừ lạnh, giảm đau. Gừng lùi có công năng, làm ấm hệ tiêu hóa, trừ lạnh, ích tỳ thận.
          Gừng là gia vị thường có mặt trong món thịt cầy có tác dụng tráng dương.

- Hạt gòn - Cẩu pín tửu

Hạt bông gòn 200 g, cẩu pín (dương vật và tinh hoàn cầy) 2 cái, đỗ trọng 15 g, rượu gạo vừa đủ. Hạt gòn xào chín bỏ vỏ. Cùng cẩu pín, đỗ trọng ngâm trong rượu gạo 15 ngày, mỗi ngày sáng và chiều uống 15 g. Chủ trị các chứng liệt dương, cương nhưng không cứng, tinh dịch loãng, trong…

                                                                                Pín - Cầy món ăn bổ dương 

- Cẩu pín tiềm (tần) thuốc : 
Thỏ ty tử 15 g, tiên mao 15 g, xà sàng tử 15 g, nhục thung dung 15 g, ba kích 15 g, câu kỷ tử 15 g, hà thủ ô chế 20 g, cẩu pín 1 cái, chưng cách thủy cho chín, dùng canh ăn thịt. Thuốc có tác dụng tráng dương bổ thận, ích tinh tăng tủy, hưng phấn thần kinh. Dùng trong các chứng bệnh liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

                                                                            Cẩu pín tiềm (tần) thuốc
-Phụ tử - đậu đen hầm thịt cầy :

Cầy mực 1 con (tốt nhất là dùng cầy sữa), phụ tử chế 15 g, đậu đen 0,5 kg, gừng tươi già 12 g. Cầy làm sạch, bỏ nội tạng. Phụ tử chế, đậu đen, gừng tươi rửa sạch, cho vào bụng cầy, dùng chỉ khâu lại, cho vào nồi thêm nước hầm đến chín mềm. Lấy đậu đen ra phơi khô, nuốt uống, mỗi lần 30 g, ngày 2-3 lần.
Thịt cầy sau khi nêm gia vị, làm món phụ cho nhiều bữa ăn. Cầy đen bổ thận dương, hưng phấn dương sự. Phụ tử ôn thận trợ dương, có tác dụng như kích tố tuyến thượng thận. Đậu đen dưỡng huyết bổ hư, gừng tươi ích tỳ vị, tán phong hàn, giảm độc tính của phụ tử. Món ăn này thích hợp cho người bệnh lưng gối, mất sức, liệt dương.

                                                                   Phụ tử - đậu đen hầm thịt cầy

- Rượu cầy :
Thịt cầy 1 kg, nếp 1 kg, men rượu vừa đủ. Thịt cầy rửa sạch, cho vào nồi nước sôi nấu chín, xay nhuyễn. Nếp vo sạch, hấp chín 8/10, trộn cùng với thịt cầy nhuyễn, sau đó thêm men rượu như cách chế rượu. Sau khi ra chế phẩm, mỗi ngày uống với lượng vừa lúc bụng đói. Công dụng: Đại bổ nguyên khí, thích hợp trong chứng suy giảm chức năng tình dục. Người bệnh dương hư nội nhiệt (sắc mặt trắng, tay chân không ấm…) không nên dùng.

             
                                                  Món ăn ngon rượu mận thịt chó  

- Thịt cầy hầm sơn dược kỷ tử:
Thịt cầy 500g - 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể...), người cao tuổi cơ thể suy nhược.
- Cháo thịt cầy đậu hạt: 
Thịt cầy 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.

- Cháo thịt cầy, thịt cầy áp chảo: 
Thịt cầy 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.
- Thịt cầy hầm đậu đen: 
Thịt cầy 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 - 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.
Ngoài thịt cầy, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của cầy đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh
- Xương cầy (cẩu cốt): 
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.
- Xương mình và xương chân cầy (cầy vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.
- Cao ngũ cốt: 
Xương cầy kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
- Dương vật và tinh hoàn của cầy: 
Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 - 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.
- Sỏi dạ dày cầy (cẩu bảo): 
Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 - 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.
- Óc cầy: 
Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.
- Mỡ cầy: 
Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ cầy. Bôi hàng ngày chữa bỏng.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.
  (Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Quý khách hàng có thể dùng thuốc cường dương đông Y Nhất Vương Đan để cải thiện tình trạng sức khỏe, sinh lý của mình, tham khảo tại đây : 
https://www.thuocbothan24h.com/2018/05/nhat-vuong-thuoc-bo-than-hang-dau-nam-gioi.html                                                                                        

Có thể bạn quan tâm

0 ý kiến

Dược Sỹ tư vấn: 0965.929.547.

Ngoại trừ các trang giới thiệu sản phẩm và chúng tôi, các bài viết trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. Trong trường hợp cần thiết nên có sự tư vấn của chuyên gia hoặc bác sỹ.